Cross Docking là gì? Mô hình Cross Docking trong vận hành kho hàng - Baspro


Đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics thì thuật ngữ “Cross Docking” đã dần trở nên khá quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm cũng như cách thức vận hành của phương pháp này.

Vậy Cross Docking là gì? Có những mô hình Cross Docking phổ biến nào? Cùng Baspro tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Cross Docking là gì? Ví dụ về Cross Docking

Cross Docking là một kỹ thuật Logistics được sử dụng nhiều trong lĩnh vực phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, hệ thống này lại loại bỏ các bước lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng nào đó.

Đồng thời, Cross Docking vẫn cho phép thực hiện các hoạt động khác như tiếp nhận và gửi hàng. Điều này có nghĩa là hàng hóa sẽ được trực tiếp từ kho hàng và được vận chuyển ngay đến những cửa hàng bán lẻ.

Sự ra đời của Cross Docking xuất phát từ ý tưởng chuyển các lô hàng trực tiếp từ các trailer đến cho các trailer đi, bỏ qua quá trình lưu trữ trung gian. Các lô hàng sẽ chỉ mất khoảng 1 ngày hoặc thậm chí chưa đến 1 giờ ở các Cross Dock.

Do vậy, hệ thống Cross Docking khi hoạt động cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc nhận và giao hàng. Nhờ có hệ thống này mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tối ưu được rất nhiều chi phí trong Logistics.

khái niệm Cross Docking là gì

Hệ thống phân phối hàng hóa Cross-Docking là gì?

2. Lợi ích của Cross Docking

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng mô hình Cross Docking vào việc quản lý và sản xuất kho hàng. Thực chất Cross Docking mang lại những lợi ích gì?

  • Đầu tiên, việc lưu giữ hàng hóa trong kho đối với các mặt hàng có nhu cầu cao và ổn định sẽ dẫn đến việc bị hao phí. Vì vậy, nhờ có hệ thống Cross Docking mà chi phí lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong kho được hạn chế một cách tối đa.
  • Một ưu điểm nữa của Cross Docking đó chính là giảm được chi phí vận tải đặc biệt là đối với những nhà phân phối lẻ hoặc các nhà vận tải chuyên chở các đơn hàng nhỏ, lẻ. Điều này có nghĩa là các lô hàng nhỏ lẻ sẽ được gom thành một số lần tải đầy xe, nhằm giảm chi phí vận tải đầu cũng như đơn giản hóa việc nhận hàng tại các cửa hàng bán lẻ.
  • Cross Docking cũng giúp cho việc lưu thông hàng hóa được nhanh hơn, chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Đồng thời doanh nghiệp cũng giảm bớt sự lo lắng về việc kiểm kê hay lưu giữ hàng hóa.
  • Mô hình Cross Docking cũng giúp các doanh nghiệp tối ưu được chi phí bốc xếp.

Nhìn chung, khi sử dụng hệ thống Cross Docking sẽ giúp các doanh nghiệp phân bổ được ngân sách một cách hợp lý. Ngoài ra, còn có thể tận dụng các phương tiện vận tải để tránh lãng phí về thời gian trong quá trình vận chuyển.

lợi ích Cross Docking

Cross Docking mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Logistics

3. Các loại Cross Docking phổ biến hiện nay

Cross Docking hiện đang là thuật ngữ sử dụng để mô tả những hoạt động khác nhau nhưng đều liên quan đến việc thu gom và vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng. Hiện nay, có một số loại Cross Docking được sử dụng phổ biến phải kể đến như:

  • Cross Docking nhà sản xuất: Loại hình này giúp hỗ trợ và thu gom các nguồn cung ứng đầu vào trong quá trình sản xuất
  • Cross Docking nhà phân phối: Là việc thu gom các sản phẩm đầu vào từ nhiều nhà cung cấp khác nhau sau đưa vào những pallet riêng biệt. Tiếp đến các pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận
  • Cross Docking vận tải: Đây là một mô hình thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp Logistics. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ kết hợp với các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau với mục đích là đem lại lợi ích về kinh tế lẫn quy mô
  • Cross Docking bán lẻ: Đây là hình thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đối với loại kho này, một trung tâm phân phối sẽ nhận được hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đó, các mặt hàng này sẽ được phân loại hoặc kết hợp, thỉnh thoảng được đóng gói lại trên các pallet và được giao đến các đại lý bán lẻ
  • Cross Docking cơ hội: Loại hình này được sử dụng cho bất cứ kho hàng nào. Hoạt động chính của Cross Docking cơ hội đó chính là chuyển một sản phẩm cụ thể từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng với mục đích đáp ứng được nhu cầu biết trước của khách hàng về mặt hàng đó

4. Cách thức vận hành Cross Docking 

Ngoài việc hiểu rõ thuật ngữ Cross Docking là gì thì các doanh nghiệp cũng cần phải nắm vững cách thức vận hành của mô hình này để đạt được hiệu quả nhất. Nhìn chung, quá trình vận hành Cross Docking trong Logistics được diễn ra với các bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Nhận hàng. Các đơn hàng nhỏ lẻ hoặc đơn hàng lớn sẽ được chuyển đến các cơ sở Cross Docking từ nhiều nhà cung cấp và sản xuất khác nhau
  • Bước 2: Tiến hành kiểm tra, phân loại hàng hóa. Sau khi nhận hàng, các nhân viên sẽ nhanh chóng kiểm tra chất lượng hàng hóa, đóng gói và tiếp tục phân loại theo đơn, địa điểm giao, nhận sản phẩm
  • Bước 3: Lên kế hoạch, sắp xếp đi hàng. Dựa vào thông tin, địa điểm giao hàng mà các nhân viên tại đây sẽ phụ trách sắp xếp, đi hàng hóa đến các điểm đích khác nhau và đảm bảo được thứ tự sắp xếp hàng hóa trên các phương tiện vận chuyển khác nhau
  • Bước 4: Vận chuyển hàng hóa. Ưu điểm của Cross Docking là thời gian vận chuyển hàng hóa diễn ra rất nhanh chóng. Do đó, hàng hóa tại khâu này được chuyển từ vị trí nhận rồi giao hàng mà không cần phải lưu trữ hàng hóa tại kho quá lâu
  • Bước 5: Kiểm tra lại hàng. Ở bước này, tất cả hàng hóa sẽ được kiểm tra cũng như đóng gói lại để đảm bảo được sự an toàn của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng
  • Bước 6: Giao hàng cuối cùng. Theo đó, hàng hóa sẽ được giao đến điểm cuối cùng cho khách hàng hoặc được vận chuyển với đơn vị tiếp theo

quy trình vận hành Cross Docking

Quá trình vận hành Cross Docking

5. Phân biệt Cross Docking và kho hàng truyền thống

Sự khác biệt giữa kho hàng truyền thống và Cross Docking là gì? Có thể thấy rằng, mô hình kho hàng truyền thống luôn được thực hiện theo 4 bước chính: Tiếp nhận – Lưu trữ – Thu gom đơn hàng – Gửi hàng đi.

Các kho hàng này sẽ duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, sau đó các mặt hàng được khách chọn sẽ được đóng gói và vận chuyển đi. Khi đơn hàng đã đến kho thì chúng sẽ tiếp tục được lưu giữ lại cho đến khi xác định được khách hàng.

Vì vậy mà việc sử dụng kho truyền thống sẽ khá mất thời gian cũng như chi phí vận hành.

Trong khi đó, việc áp dụng mô hình Cross Docking sẽ tối ưu rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Với những lô hàng sử dụng Cross Docking sẽ chỉ mất khoảng một đến 2 ngày trước khi đến với khách hàng.

Tuy nhiên, hàng hóa sẽ không có sẵn trong Cross Docking, do đó thay vì lấy hàng từ kho ra ngoài bán thì cần phải vận chuyển hàng hóa từ nơi cung cấp đến đến với kho hàng.

Đồng thời quá trình vận chuyển hàng hóa cần phải được tuân theo lịch trình cụ thể, nghiêm ngặt để bù đắp bất cứ rủi ro nào có thể xảy ra liên quan đến việc kéo dài thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi đơn hàng được giao đến tận tay người nhận.

6. Các mặt hàng phù hợp với Cross Docking

Không phải mặt hàng nào cũng có thể phù hợp với Cross Docking. Do vậy để ứng dụng được mô hình này, các sản phẩm phải đáp ứng được hai tiêu chí sau:

  • Biến động đủ thấp: Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải có khả năng dự đoán nhu cầu chính xác để đảm bảo có đủ số lượng hàng hóa cho khách hàng. Trong trường hợp nhu cầu biến động cao thì sẽ gặp khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu
  • Khối lượng hàng hóa lớn: Mô hình Cross Docking đòi hỏi phải có một khối lượng hàng hóa lớn nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế. Nếu như lượng hàng hóa quá ít thì chi phí vận chuyển và lưu trữ sẽ có thể phát sinh vượt quá lợi ích của hệ thống này

Dưới đây là một số các mặt hàng phù hợp để sử dụng Cross Docking:

  • Sản phẩm dễ hỏng đòi hỏi phải vận chuyển nhanh chóng
  • Mặt hàng có chất lượng cao nhưng không cần trải qua quá trình kiểm tra chất lượng
  • Các mặt hàng được gắn thẻ và dán nhãn rõ ràng
  • Các sản phẩm quảng cáo hoặc mặt hàng mới ra mắt có nhu cầu biến động thấp
  • Một số sản phẩm bán lẻ chủ lực có nhu cầu ổn định và biến động động thấp
  • Các đơn hàng đã được đặt trước từ khách hàng

mặt hàng phù hợp Cross Docking

Những mặt hàng cần vận chuyển nhanh sẽ phù hợp với Cross Docking

7. Mối quan hệ của Cross Docking với chuỗi cung ứng

Cross Docking và chuỗi cung ứng có mối liên quan với nhau dựa trên ba tiêu chí dưới đây:

  • Góc độ quản lý: Xét về phương diện này thì Cross Docking là một hoạt động kinh doanh phức tạp và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà phân phối và các nhà cung cấp cũng như khách hàng. Vì thế, khi sử dụng mô hình này sẽ phát sinh một khoản phí hoặc một số trở ngại trong suốt quá trình thực hiện
  • Đối với bên cung: Các nhà cung cấp sẽ được yêu cầu cung cấp các lô hàng nhỏ và thường xuyên hơn. Sau đó thực hiện dán nhãn giá hoặc mã vạch
  • Đối với khách hàng: Người mua sẽ được phép đưa ra yêu cầu được đặt hàng vào một số ngày nhất định hoặc cho phép thời gian chờ (lead time) giao hàng nhiều hơn 1 ngày

Lưu ý để sử dụng hệ thống Cross Docking hiệu quả

Để việc sử dụng hệ thống Cross Docking hiệu quả thì các doanh nghiệp cần chú ý một số điểm dưới đây:

  • Kho được quản lý chặt chẽ, kế hoạch đi hàng rõ ràng: Điều này có nghĩa là việc sắp xếp, phân loại các mặt hàng trong kho cần phải có sự chính xác. Đồng thời cần sắp xếp hàng hóa tránh theo đơn, theo thời điểm giao hàng, thứ tự đơn,…từ bước nhận hàng đến bước giao hàng cuối cùng.
  • Công nghệ thông tin: Những thông tin về nhà kho, mã vạch, loại sản phẩm, mã đơn hàng phải được kiểm soát một cách kỹ lưỡng. Ngoài ra cần có các phần mềm hỗ trợ quản lý để giảm thiểu sai soát.
  • Sự hợp tác tốt đẹp giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng: Cross Docking cần sự hỗ trợ, giúp sức từ các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Đó chính là sự đồng nhất về thông tin lượng hàng, giấy tờ hợp lệ.

Trên đây là một số thông tin hữu ích liên quan đến khái niệm Cross Docking là gì? Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều kinh nghiệm để vận hành Cross Docking một cách hiệu quả trong chuỗi cung ứng.

Nếu muốn biết thêm chi tiết về Cross Docking, bạn có thể liên hệ ngay với Baspro – Công ty công nghệ – Nhà cung cấp Dịch vụ Logistics hàng đầu tại Việt Nam.

Thông tin liên hệ:

Share:

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ





    X