3PL là gì? Ưu nhược điểm của công ty 3PL Logistics


Nếu như bạn đang kinh doanh, chắc hẳn đã từng nghe đến cụm từ “3PL”. Chiến lược này đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tối ưu được các hoạt động của chuỗi cung ứng.

Vậy 3PL là gì? Làm thế nào để có thể ứng dụng chiến lược 3PL hiệu quả cho doanh nghiệp? Bài viết sau đây, chúng tôi chia sẻ với bạn những thông tin cần thiết để vận hành 3PL tối ưu nhất.

1. Khái niệm 3PL là gì?

3PLs là gì? Hay 3PL là viết tắt của từ gì? Cụ thể 3PL là từ viết tắt của Third Party Logistic, hiểu đơn giản là dịch vụ của bên thứ 3 đảm nhận vai trò vận chuyển, lưu trữ. Các công ty sẽ sử dụng dịch vụ này để tối ưu hóa tối đa quy trình kinh doanh, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Khi sử dụng dịch vụ 3PL, công ty chỉ cần tập trung vào việc phát triển sản phẩm, tăng trưởng kinh doanh,…Lúc này, đơn vị 3PL chính là đối tác bên thứ 3, đảm nhiệm vai trò kết nối doanh nghiệp với khách hàng.

Ưu điểm của việc sử dụng 3PL chính là tối ưu được chi phí, quy trình, nhân lực cho việc vận chuyển. Quy trình được tối ưu từng công đoạn, giúp tăng trải nghiệm tích cực của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Logistics 3PL là bên thứ ba thực hiện các hoạt động liên quan đến lưu trữ và vận chuyển 
Logistics 3PL là bên thứ ba thực hiện các hoạt động liên quan đến lưu trữ và vận chuyển 

2. Công ty 3PL hoạt động như thế nào?

Công ty 3PL cung cấp đa dạng dịch vụ. Tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn các dịch vụ như: Khai báo hải quan, dịch vụ kho bãi, vận chuyển, đóng gói, thông báo hàng tồn kho, giao hàng,… và một số dịch vụ có liên quan khác.

3. Vai trò của công ty 3PL đối với doanh nghiệp

Trong trường hợp doanh nghiệp không thuê 3PLs vẫn có thể vận hành logistics. Tuy nhiên, một doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ 3PL sẽ nhận về nhiều giá trị vượt bậc như:

  • Tập trung phát triển kinh doanh: Vì 3PL đã xử lý phần vận hành đơn nên doanh nghiệp sẽ tập trung vào các hoạt động khác như marketing, xây dựng thương hiệu, bán hàng,…
  • Giảm chi phí vận chuyển: 3PL có thể thương lượng chi phí vận chuyển dựa vào số lượng đơn đặt hàng khổng lồ, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
  • Thay đổi quy mô linh hoạt: Trong quá trình kinh doanh chắc chắn sẽ xảy ra những biến động, khi đó doanh nghiệp dùng 3PL sẽ chủ động hơn về việc tăng hoặc giảm quy mô mà không cần cam kết vốn.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: 3PL sở hữu mạng lưới rộng, có tính chuyên môn cao nên thời gian giao hàng sẽ nhanh hơn thông thường, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
  • Giảm tối đa rủi ro: Nếu như có bất kỳ tình huống nào không lường trước xảy ra, 3PL sẽ chủ động xử lý, hoàn thành đơn hàng nhanh nhất. Các doanh nghiệp có hàng hóa bị hư hỏng cũng được bảo vệ quyền lợi.
  • Thử nghiệm trên nhiều thị trường: Doanh nghiệp có thể chủ động thử nghiệm ở các thị trường khác nhau mà không cần phải lo về bất kỳ khoản đầu tư nào vào nhân viên vận hành hoặc kho bãi.
  • Xử lý Logistics quốc tế nhanh chóng: Nếu doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế, 3PL sẽ hỗ trợ các vấn đề như thuế, hải quan, giấy tờ, vấn đề phát sinh ở biên giới,…
  • Điều này giúp bạn tiết kiệm được thời gian cố gắng đáp ứng điều kiện quy định về hàng hóa của các quốc gia khác nhau.
3PL mang đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp
3PL mang đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp

4. Ưu nhược điểm của 3PL  

Sau khi bạn đã biết được 3PL logistics là gì, bạn cần biết thêm một số ưu và nhược điểm của mô hình này. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp.

4.1. Ưu điểm

Thực tế cho thấy, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ 3PL sẽ giúp tối ưu được nhiều công đoạn trong quá trình vận hành. Ưu điểm của 3PL là gì? Bạn có thể tham khảo các đặc điểm nổi trội của 3PL sau đây:

  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Các công ty trong lĩnh vực 3PL có mạng lưới rộng về chuỗi cung ứng nên có thể lựa chọn và sử dụng mức giá tốt nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tiết kiệm được chi phí trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng kho bãi.
  • Tính chuyên môn cao: Công ty sẽ rất khó trong việc chuyên sâu ở tất cả các lĩnh vực nên 3PL hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vấn đề hậu cần. 3PL sở hữu đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, giúp giải quyết vấn đề như hải quan, quy định quốc tế,…
  • Kinh doanh tăng trưởng: Vì không cần phải lo lắng các vấn đề hậu cần nên doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian để gia tăng giá trị của công ty.
  • Mở rộng thị trường: 3PL giúp doanh nghiệp kinh doanh không chỉ trong nước mà còn tiếp cận đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
  • Sự linh hoạt cao: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực 3PL sẽ có hệ thống kho và trung tâm phân phối ở khắp mọi nơi nên không gian làm việc linh động. Bất kỳ đối tượng khách hàng nào có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, 3PL đều hỗ trợ được 100%.
  • Gia tăng sự hài lòng: Khi doanh nghiệp có dịch vụ 3PL tốt sẽ giúp cho sự hài lòng của khách được cải thiện vì thời gian giao hàng nhanh.

4.2. Nhược điểm

Song song với những ưu điểm bên trên, dịch vụ 3PL vẫn tồn tại một vài nhược điểm nhất định. Bạn hãy tham khảo các nhược điểm cơ bản sau đây để đưa ra quyết định chính xác nhất trước khi sử dụng dịch vụ, cụ thể:

  • Chi phí ban đầu: Nếu xét về thời gian kinh doanh lâu dài, việc sử dụng dịch vụ 3PL sẽ có lợi cho doanh nghiệp nhưng mức chi phí sử dụng lúc ban đầu được đánh giá là khá cao.
  • Không bảo mật thông tin 100%: Nếu hợp tác với công ty 3PL, doanh nghiệp cần chia sẻ một vài thông tin kinh doanh cơ bản với họ. Trong trường hợp công ty của bạn đề cao tính bảo mật thì nên cân nhắc lại việc cho phép một bên thứ ba vào hệ thống.
  • Tính kiểm soát không cao: Doanh nghiệp không thể chủ động kiểm soát 100% tình trạng hàng hóa của mình. Nếu có vấn đề phát sinh, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm chính với hàng của mình.
Doanh nghiệp không kiểm soát 100% tình trạng đơn
Doanh nghiệp không kiểm soát 100% tình trạng đơn

5. Sự khác biệt của 3PL vs 4PL là gì? 

Sự khác biệt giữa 4PL và 3PL là gì? Hai hình thức này đều là loại hình cung cấp dịch vụ Logistic, tuy nhiên sẽ có một vài điểm khác biệt như:

  • Vai trò: 3PL sẽ là bên cung cấp dịch vụ logistic cơ bản như đóng gói, vận chuyển, đóng kiện,… Riêng đối với 4PL sẽ đóng vai trò là nhà điều hành, quản lý chuỗi cung ứng và làm việc với các đối tác liên quan đến logistics.
  • Dịch vụ: 3PL sẽ cung cấp các dịch vụ logistics hỗ trợ, riêng lẻ, còn 4PL sẽ cung cấp dịch vụ quản lý mọi mặt, bao gồm kho hàng, cung cấp, vận chuyển và thông tin.
  • Sở hữu tài sản: 3PL chịu trách nhiệm quản lý vật chất và phương tiện để vận chuyển, trong khi 4PL sẽ không sở hữu bất kỳ tài sản về vật chất hay phương tiện nào.
  • Trách nhiệm: 3PL có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ logistic, mang tính chiến thuật còn 4PL sẽ chịu trách nhiệm nhiều hơn, bao gồm quản lý và tối ưu chuỗi cung ứng.

6. Các loại công ty 3PL Logistics

3PL có đa dạng các mô hình, loại công ty khác nhau. Tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn một trong các loại mô hình sau đây:

6.1. Cung cấp dịch vụ vận chuyển – Transportation-based

Transportation-based có nhiệm vụ chính là cung cấp giải pháp logistics toàn diện, bao gồm: Trung tâm vận hành, các hoạt động liên quan đến vận tải, các phát triển và tối ưu, vận chuyển dựa trên hợp đồng riêng biệt.

6.2. Cung cấp dịch vụ phân phối – Distribution-based

Distribution-based là mô hình chuyên cung cấp dịch vụ lưu kho theo hợp đồng. Nhiệm vụ chính chính là quản lý hàng tồn kho, đơn đặt hàng, lưu trữ sản phẩm,…

Bên cạnh đó, Distribution-based còn cung cấp dịch vụ giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển của khách hàng, giao hàng đa hình thức.

Nhiệm vụ chính của Distribution-based là lưu kho theo hợp đồng
Nhiệm vụ chính của Distribution-based là lưu kho theo hợp đồng

6.3. Cung cấp dịch vụ giao nhận – Forwarder-based

Forwarder-based cung cấp các dịch vụ như môi giới, giao nhận, đại lý tìm kiếm và vận hành cho khách hàng. Lưu ý rằng họ sẽ không sở hữu bất kỳ thiết bị vận chuyển nào.

Đội ngũ nhân viên sẽ sắp xếp vận chuyển các lô hàng LTL (Less than truckload), đặt hàng qua đường biển hoặc đường hàng không, xử lý dữ liệu và hỗ trợ vận chuyển hàng quốc tế.

6.4. Cung cấp dịch vụ tài chính – Financial-based

Financial-based giúp bên gửi hàng xử lý các hoạt động liên quan đến tài chính. Các dịch vụ chính bao gồm: Thanh toán cước phí, xếp hạng các loại hàng hóa, kế toán tổng hợp và kiểm toán hóa đơn hàng hóa mỗi ngày.

Một vài dịch vụ khác được cung cấp song song như: Quản lý tiền tệ quốc tế, thanh toán điện tử, lập báo cáo tuân thủ quy định của hãng vận chuyển, quản lý vận chuyển hàng hóa.

6.5. Cung cấp dịch vụ công nghệ – Technology-based

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, dịch vụ Technology-based đã ra đời để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Điều này cũng giúp LSP giảm được chi phí cho việc quản lý thông tin.

Một số công ty lớn ở Việt Nam đã sử dụng dịch vụ này để thu thập và lọc dữ liệu, thực hiện các hoạt động thương mại, chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng của website.

7. Các công ty 3PL tại Việt Nam 

Các công ty 3PL ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện quá nhiều trên thị trường. Bạn có thể tham khảo một vài cái tên nổi bật như sau:

  • Logistics Viettel Post: Công ty vận tải Việt Nam đang từng bước xây dựng và phát triển với phương châm sẽ đi đầu trong lĩnh vực 3PL trên toàn thế giới.
  • Deutsche Post DHL Group: Tập đoàn này đã hoạt động hơn 220 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác. Dịch vụ được đánh giá là đi đầu về chất lượng và tiết kiệm chi phí.
  • Vinafco: Doanh nghiệp có hơn 30 năm trong lĩnh vực kinh doanh và vận tải, giúp công ty tối ưu được các khoản chi phí vận hành.

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ với bạn toàn bộ thông tin để giải đáp cho câu hỏi “3PL là gì”. Tùy theo nhu cầu và mô hình kinh doanh và doanh nghiệp có thể lựa chọn loại công ty 3PL phù hợp. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được hỗ trợ thì hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn nhé!

Share:

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ





    X