Fulfillment Center được ra đời dựa trên nền tảng của hình thức kinh doanh thương mại điện tử nhằm hướng đến mục tiêu giao hàng tận tay đến người tiêu dùng.
Thuật ngữ Warehouse cũng thường được sử dụng để thay thế cho Fulfillment nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau trong các trường hợp cụ thể. Vậy Fulfillment Center là gì và khác gì với Warehouse?
1. Warehouse là gì?
Warehouse có thể hiểu đơn giản là kho hàng, nơi được sử dụng để lưu trữ và bảo quản hàng hoá. Trong đó hoạt động chính diễn ra tại không gian này là nhập hàng và xuất hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều sở hữu ít nhất một kho hàng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn phân bổ các kho hàng ở các địa điểm khác nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành nguồn hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các công ty nhỏ hoặc đơn vị kinh doanh online còn có thể sử dụng dịch vụ Warehouse của bên thứ ba, chia sẻ không gian lưu trữ hàng hóa với các đơn vị khác.
Tùy vào hình thức và mục đích lưu trữ hàng hóa mà Warehouse được phân loại theo những cách khác nhau, cụ thể:
- Kho riêng (Private Warehouse): Kho hàng thuộc sở hữu của một đơn vị duy nhất, chỉ phục vụ chuỗi cung ứng của đơn vị đó.
- Kho chung (Public Warehouse): Kho hàng được sử dụng bởi nhiều đơn vị.
- Kho tự động (Automated Warehouse): Kho hàng sử dụng quy trình tự động hoá để lưu trữ và vận hành hàng hoá.
- Kho điều hoà nhiệt độ (Climate-controlled Warehouse): Kho hàng bảo quản hàng hoá nhạy cảm với các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí,…
- Kho tạm (On-demand Warehouse): Kho hàng xử lý và lưu trữ hàng tồn kho hoặc hàng được vận chuyển trong thời gian ngắn (khoảng một tháng).
- Trung tâm phân phối (Distribution Center): Là loại kho hàng đóng vai trò phân phối sản phẩm đến các đơn vị bán lẻ.
2. Fulfillment Center là gì?
Fulfillment Center là trung tâm xử lý, phân phối và hoàn thiện đơn hàng được vận hành bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics thứ 3 (Third-party Logistics Provider – 3PL). Các hoạt động tại trung tâm bao gồm tổng hợp đơn hàng, đóng gói và chuyển giao hàng hoá cho đơn vị vận chuyển.
Những hoạt động này thường được tiến hành với quy mô lớn, độ phức tạp cao nhưng vẫn phải đảm bảo tốc độ và tính chính xác tuyệt đối nhằm đáp ứng được mong đợi từ phía khách hàng.
Hoạt động fulfill không chỉ giúp người bán cắt giảm được nguồn nhân lực mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí cho các công đoạn vận hành hàng hoá khác, từ đó giúp đơn vị có thêm nguồn lực đầu tư để phát triển doanh nghiệp.
3. Sự khác biệt của Warehouse và Fulfillment Center là gì?
Warehouse và Fulfillment Centers thường được dùng để thay thế nhau khi đề cập đến không gian lưu trữ hàng hoá nên đôi khi mang đến sự nhầm lẫn cho người sử dụng dịch vụ. Vậy điểm khác biệt giữa Warehouse và Fulfillment Center là gì? Hãy cùng Baspro so sánh chi tiết vai trò của hai dịch vụ này để có thể hiểu rõ hơn:
Đặc trưng | Fulfillment Center | Warehouse |
Chức năng |
|
|
Mục tiêu | Cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả, đáp ứng được mọi yêu cầu từ phía khách hàng | Đảm bảo hàng hoá được lưu trữ và bảo quản an toàn bằng cách sắp xếp kho hàng hiệu quả. Điều này cũng giúp tối ưu chi phí vận hành và thuận tiện cho việc di chuyển, điều phối hàng hoá. |
Đối tượng khách hàng | Phục vụ trực tiếp khách hàng cá nhân
(Business to Customer – B2C) |
Phục vụ trực tiếp doanh nghiệp
(Business to Business – B2B) |
Thời gian lưu trữ | Không quá 30 ngày
(Nếu vượt quá thời gian này thì bên sử dụng dịch vụ phải trả thêm phí lưu kho dài hạn) |
Dài hạn
(Đặc biệt là kho riêng của doanh nghiệp) |
Tần suất lưu thông hàng hoá | Tần suất cao
(Đơn vị vận chuyển lấy hàng đều đặn để đáp ứng đúng thời hạn của đơn đặt hàng. Do đó lượng hàng lưu do cũng được xoay vòng nhanh chóng) |
Tần suất thấp hơn
(Đơn vị vận chuyển sẽ đến lấy hàng theo thỏa thuận và kết hợp lấy số lượng lớn cùng lúc để tiết kiệm chi phí) |
So sánh Fulfillment Center và Warehouse
4. Khi nào nên sử dụng fulfillment center?
Muốn vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chủ doanh nghiệp luôn phải đưa ra các lựa chọn đúng đắn và các giải pháp phù hợp cho hoạt động kinh doanh của mình. Vậy các trường hợp mà doanh nghiệp nên sử dụng fulfillment center là gì?
- Doanh nghiệp cần có sự linh hoạt trong xoay vòng hàng hoá, nhằm đáp ứng được nhanh chóng nhu cầu của khách hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.
- Doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn hạn chế, cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Doanh nghiệp không có đủ nguồn nhân lực, thời gian và không gian để quản lý, lưu trữ và bảo quản hàng hoá.
Việc sử dụng dịch vụ fulfillment sẽ giúp doanh nghiệp xử lý được nhiều đơn hàng trong cùng một thời điểm.
Trong một vài trường hợp, bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu có lượng mua cao để gửi cho bên dịch vụ 3PL. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tự lưu trữ và xử lý phần hàng hoá ít phổ biến hơn.
Tóm lại, Fulfillment Center là một trong những giải pháp hiệu quả tạo nên mạng lưới cung ứng tiềm năng cho các doanh nghiệp. Để đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp bạn nên xác định rõ nhu cầu của mình và hiểu rõ Warehouse, Fulfillment Center là gì.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với Baspro để được tư vấn cụ thể về các dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp. Baspro là nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp trọn gói dịch vụ hoàn tất đơn hàng và hậu cần với các ưu điểm vượt trội:
- Hệ thống công nghệ thông tin đỉnh cao: Kết nối với các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử phổ biến, giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng, chính xác, làm tăng trải nghiệm mua hàng.
- Mạng lưới kho rộng khắp: Giúp giảm chi phí kho bãi cho doanh nghiệp và rút ngắn thời gian giao hàng cho người tiêu dùng.
- Mạng lưới giao hàng nhanh chóng: Kết nối các dịch vụ giao hàng chặng cuối.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Tầng 12 Toà nhà Pico, 20 Cộng Hoà, Phường 12, quận Tân Bình, TPHCM.
- Fanpage: https://www.facebook.com/congtytnhhbaspro/
- Website: https://baspro.vn/
- Email: info@baspro.vn
- Hotline: 0327 500 168
Share: